Nhắc đến stablecoin thì chúng ta sẽ đều nghĩ ngay đến USDT và USDC đang thống trị thị trường. Tuy nhiên, USDe đang là cái tên mới xuất hiện có tiềm năng trở thành đối trọng của hai gã khổng lồ này.
USDe đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong chưa đầy 1 tháng, USDe đã đạt mức cung hơn 2.2 tỷ USD và ngạo nghễ trở thành stablecoin tăng trưởng nhanh nhất từ trước tới nay. USDe cũng chính là con bài chiến lược của Ethena - dự án thứ 50 được niêm yết trên Binance Launchpool.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu mô hình hoạt động của Ethena. Từ đó, anh em sẽ có cái nhìn tổng quan về dự án và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Bắt đầu nhé.
Stablecoin từ trước đến nay vẫn luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong DeFi nói chung và toàn thị trường Crypto nói riêng.
Anh em đều biết rằng stablecoin chính là nơi trú ẩn tài chính hiệu quả mỗi khi thị trường có biến động mạnh. Ngoài ra, bản thân stablecoin còn giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình vận hành của hệ sinh thái DeFi và CeFi.
Tuy nhiên, thị trường stablecoin hiện nay đang bị thống trị bởi 2 cái tên lớn, đó là: Tether và Circle, chiếm tới khoảng 90% thị phần. Đáng chú ý, thu nhập ròng của Tether trong 1 báo cáo gần đây là 6.2 tỷ USD, vượt qua cả BlackRock - công ty quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới.
Điểm đáng nói là, lợi nhuận tập trung hầu hết vào các “tay to" trên thị trường. Những holders nhỏ lẻ hầu như không được nhận bất kỳ lợi nhuận nào từ việc nắm giữ stablecoin.
Mặt khác, stablecoin là 1 mảng đặc thù, vì vậy không có nhiều sự cạnh tranh trong lĩnh vực này. Các dự án về stablecoin mới nổi thường gặp nhiều thách thức về vấn đề thanh khoản và khả năng tích hợp vào các hệ sinh thái DeFi & CeFi..
Ta có thể phân loại các mô hình stablecoin thành 2 loại chính:
Đầu tiên, Stablecoin RWA sẽ giúp mang lãi suất của tài chính truyền thống vào thế giới Crypto vì bản thân giá trị của stablecoin đang neo vào tài sản trong thế giới thực.
Đọc thêm: Thấy gì từ việc BlackRock tham gia cuộc thi về RWA trị giá 1 tỷ USD?
Anh em có thể thấy, thật ra Stablecoin RWA chỉ thực sự hấp dẫn trong trường hợp market downtrend. Khi này, lợi nhuận từ các khoản đầu tư crypto thấp, stablecoin RWA sẽ hấp dẫn hơn vì mang lại mức lãi suất ổn định.
Tuy nhiên, khi lợi suất trong Crypto lớn hơn vào mùa uptrend thì stablecoin RWA sẽ không phải là lựa chọn tối ưu. Đối với Stablecoin CDP, ta có thể lấy ví dụ về DAI - stablecoin phổ biến bậc nhất thị trường DeFi. Khi người dùng muốn mint DAI, họ cần phải thế chấp một số lượng ETH nhất định có giá trị cao hơn so với số tiền mint ra.
Ví dụ, mint 100 DAI phải thế deposit vào giao thức 150 USD giá trị ETH. Tức là bị chênh mất 50 USD.
Lý do cho việc này rất dễ hiểu. Ethereum là một tài sản có giá trị biến động theo thời gian. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho hệ thống thì cần có một lượng tiền cover phần biến động. Trong trường hợp market gãy, giá ETH tụt nhanh chóng mặt thì vẫn đủ tài sản để thanh lý, giảm thiểu rủi ro cho giao thức.
Hẳn anh em sẽ đều nhìn ra vấn đề ở đây, sử dụng mô hình CDP chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả về mặt sử dụng vốn. Bản thân người dùng phải lock lượng vốn lớn hơn nhiều so với số tiền họ thực sự cần. Nói cách khác, người dùng sẽ bị chôn vốn nếu sử dụng mô hình này.
Cuối cùng, Ethena ra đời để phá vỡ sự độc quyền của các tay to như Tether, Circle và giải quyết các nhược điểm trong các mô hình stablecoin hiện nay.
Khác với các mô hình Stablecoin RWA và Stablecoin CDP mà mình đã đề cập phần trước, USDe của Ethena được bảo đảm bởi vị thế “neutral delta” trên ETH.
Cụ thể, mỗi đồng USDe được thế chấp bởi vị thế long stETH. Bản chất của hoạt động này là anh em stake ETH lên hệ thống của Ethena. Đồng thời, vị thế này được cân bằng bởi một vị thế short có giá trị tương đương trên ETH-PERP. Công thức như sau:
Positive Delta (stETH) + Negative Delta (Short ETH-PERP) = Delta-Neutral (USDe)
Do đó, nếu giá của ETH biến động từ 3000 USD xuống 2500 USD chẳng hạn, vị thế short sẽ giúp cover lại phần mất đi là 500 USD. Tương tự, nếu giá ETH tăng lên 3500 USD thì vị thế long stETH sẽ được sử dụng để giữ peg.
Gần đây, Ethena cũng đã bắt đầu sử dụng BTC với vai trò như 1 tài sản thế chấp bổ sung. Cách hoạt động không khác gì với ETH, sự khác biệt duy nhất là tài sản thế chấp ETH có thể được đem đi stake để kiếm thêm lợi nhuận, trong khi BTC thì không (hoặc hạn chế).
Qua phần mà mình đã trình bày, anh em có thể thấy một số ưu điểm trong mô hình của Ethena như sau:
Như mình đã trình bày ở phần trước, Ethena đã sử dụng một phương pháp độc đáo và hoàn toàn mới lạ. Về cơ bản, Ethena chỉ đang thực hiện hoạt động arbitrage trên các hợp đồng futures.
Mô hình này hoạt động thông qua 1 fungible token (ETH, BTC), có khả năng tích hợp với các sản phẩm và dịch vụ khác trong DeFi.
Ngoài ra, việc thiết kế một “synthetic dollar” là một chiến lược phụ để khai thác các network effects mà stablecoin mang lại. Bên cạnh đó, về mặt lý thuyết, việc sử dụng USDe sẽ làm cho funding rate trở nên ổn định hơn.
Anh em có thể hiểu “network effects" ở đây là khi càng nhiều người dùng sử dụng và chấp nhận USDe thì sức mạnh của nó càng trở nên lớn hơn. Lượng thanh khoản lớn hơn cũng làm cho giá trị của USDe ổn định hơn, tránh được tình trạng depeg.
Đây cũng chính là mục tiêu mà Ethena hướng tới. Để đạt được điều này, Ethena cần phải mở rộng và phát triển đến 1 quy mô lớn, thể hiện tầm ảnh hưởng trên toàn thị trường.
Trong phần này, mình sẽ đi sâu hơn về cơ chế hoạt động của USDe và sUSDe. Về mặt kiến trúc, Ethena hoạt động thông qua 3 cơ chế chính:
Trong 3 cơ chế này, người dùng không trực tiếp tham gia vào quá trình minting và redeeming. Thay vào đó, họ chủ yếu tương tác với các pool thanh khoản trong Ethena.
Đọc thêm: Stablecoin minting sẽ là chìa khóa cho đợt bull run sắp tới, theo 10x Research!
Ở đây, chúng ta có 1 thành phần gọi là Authorized participants (APs) đóng vai trò đơn vị được uỷ quyền. APs có nhiệm vụ duy trì thanh khoản và ổn định giá USDe thông qua việc minting và redeeming USDe.
Mình sẽ minh hoạ thông qua ví dụ sau:
Ngoài ra, để thu về lợi nhuận từ tài sản đem đi thế chấp, người dùng cần phải stake USDe để nhận sUSDe.
Đầu tiên, họ cần đăng nhập vào giao diện người dùng của Ethena và chọn số lượng USDe muốn stake. Để có USDe, người dùng có thể:
Khi USDe được stake, Ethena sẽ cấp cho người dùng một lượng tương ứng token sUSDe.
sUSDe đại diện cho quyền sở hữu của người dùng đối với phần USDe đã stake. Cơ chế này khá giống restaking, chẳng hạn như staking ETH để nhận token stETH. Tuy nhiên, điểm khác biệt là sUSDe không phải token "rebasing" (tự điều chỉnh số lượng dựa trên giá trị) mà là token "tạo ra lợi nhuận".
Cụ thể, trong mô hình rebasing, số lượng token trong ví của người dùng có thể tăng lên để phản ánh việc phát sinh lợi nhuận. Tuy nhiên, với sUSDe, số lượng token không thay đổi nhưng giá trị của mỗi sUSDe sẽ tăng lên theo thời gian. Lợi nhuận là ở chính chỗ đó.
Một điểm anh em cần lưu ý là sUSDe có thời gian chờ mở khóa 7 ngày. Tức là, khi người dùng quyết định rút sUSDe từ quá trình staking, họ sẽ phải chờ 7 ngày để có thể chuyển đổi sUSDe trở lại thành USDe hoặc tài sản thế chấp ban đầu.
Trong quá trình phát triển mô hình “neutral delta", Ethena đã rút ra bài học từ những thất bại trước đây. Dự án đã thực hiện các cải tiến và áp dụng những giải pháp sáng tạo nhằm khắc phục những hạn chế của các dự án trước đó.
Ví dụ, chúng ta có những cái tên như UXD và Lemma USDL. Mặc dù mục tiêu là đúng đắn nhưng các dự án này lại không thành công khi hoạt động trên thị trường, một số lý do chính là:
Chính vì vậy, Ethena đã khắc phục bằng cách:
Kiến trúc của Ethena dựa vào 2 đối tác chính để hoạt động:
Các đối tác này đóng vai trò như sau:
Một số biện pháp quản lý rủi ro Ethena như sau:
Quan sát hình trên, anh em có thể thấy thời gian funding rate âm chiếm khá ít so với thời gian funding rate dương. Đặc biệt, khi có sự xuất hiện của stETH, thời gian funding rate âm còn giảm xuống khoảng 10%.
Việc funding rate âm sẽ làm cho Ethena phải mất thêm một khoản phí để duy trì vị thế short của mình. Do vậy, cần có 1 quỹ dự trữ để chi trả cho khoản phí đó.
Bài toán đặt ra bây giờ là dữ trữ bao nhiêu tiền là tối ưu? Ethena và Chaos Labs đã tiến hành research kỹ lưỡng cho vấn đề này. Hai bên đã đưa ra những con số khác nhau:
Hiện tại, con số thực tế là khoảng 14 triệu USD cho mỗi 1 tỷ USDe.
Như mình đã trình bày ở phần trước, USDe được giữ peg bằng cách stake ETH và đặt lệnh short tương đương bên futures để ăn funding rate. Anh em có thể quan sát hình trên, phần lớn lượng USDT thế chấp được để trên sàn Binance.
Việc đặt 1 lượng lớn lệnh short để cover lại tài sản thế chấp sẽ xảy ra một số vấn đề sau:
Để đối ứng với lệnh short lớn thì Ethena cần có một nguồn tài sản đảm bảo ổn định về mặt thanh khoản. Một điểm khá hay của Ethena là ngoài dùng ETH thì dự án còn tận dụng 1 pool thanh khoản khổng lồ là BTC.
Ngoài ra, theo mình, dự án cũng có thể sử dụng các loại tài sản RWA khác làm tài sản thế chấp, chẳng hạn như trái phiếu kho bạc,... Có thể đây là 1 hint hay giúp Ethena gần hơn với mảng RWA.
Ethena là một dự án phát triển stablecoin mà mình thấy rất tiềm năng trong thời điểm hiện tại. Dự án được build với mô hình chuẩn chỉnh và khắc phục được các rủi ro của các dự án tiền nhiệm. Quan trọng là phải giữ được peg, tránh những vụ sụp đổ thế kỷ như Luna.
Mặc dù vậy, Ethena vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro. Nói chung, mọi rủi ro của Ethena đều phát sinh từ việc đặt lệnh short ở các sàn CEX. Theo báo cáo của Ethena Research, họ đã nhìn thấy và đưa ra nhiều biện pháp quản lý rủi ro hợp lý. Tuy nhiên, mình nghĩ vẫn còn rất nhiều biến số khó lường trong mô hình này.
Anh em nhận định như nào về Ethena? Mô hình của dự án này còn có yếu điểm nào mà anh em phát hiện ra không? Hãy để lại bên dưới comment để trao đổi cùng các thành viên cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập